top of page
Phòng khám Bình Phú

Liệt mặt ngoại biên (liệt dây thần kinh số 7)

Updated: Nov 26, 2023

Mưa, lạnh đột ngột hoặc những ngày trời nóng đổ lửa phải ngủ dưới máy lạnh liên tục, là những yếu tô nguy cơ gây nên liệt mặt ngoại biên gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng công việc, tâm lý và chất lượng sống người bệnh.


🍀 Bệnh liệt mặt ngoại biên là bệnh lý tổn thương đường dẫn truyền ngoại biên của dây thần kinh VII, có hai nhóm nguyên nhân chính: ▶️ Nguyên phát: do mạch máu nuôi của dây thần kinh bị co thắt gây thiếu máu cục bộ, phù, chèn ép dây thần kinh. Các trường hợp liệt tự phát thường tiến triển cấp tính có liên quan đến yếu tố lạnh. ️ Thứ phát: Sau nhiễm siêu vi (thường gặp là Zona vùng hạch gối), chấn thương gây vỡ xương đá (vùng trong tai), u chèn ép, tổn thương thần kinh do đái tháo đường, các bệnh lý tự miễn, liệt dây VII xuất hiện khi thai trên 6 tháng (do phù, ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch và rối loạn chuyển hoá vitamin, tiên lượng tốt sau khi sinh) 🍀 Các triệu chứng gợi ý liệt mặt ngoại biên 📍 Đột ngột thấy hai bên mặt mất cân đối, nửa mặt bên liệt bất động, mất nếp nhăn trán, mắt nhắm không kín, lông mày sụp xuống, rãnh mũi - má mờ, góc mép miệng bị xệ xuống, bị chảy dãi hoặc nước một góc miệng, người bệnh không làm được các động tác: phồng má, cười, chu môi, hỉnh mũi, nhăn trán,... 📍 Nếu thấy những triệu chứng trên, NB nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị phù hợp, quan trọng hơn là phân biệt liệt liệt mặt ngoại biên với dấu hiệu tổn thương thần kinh trung ương trong bệnh cảnh đột quỵ.

Khi có những biểu hiện trên người bệnh cần tới cơ sở y tế uy tín để khám tìm ra nguyên nhân, tầm soát mức độ tổn thương của dây thần kinh bằng các triệu chứng lâm sàng và điện cơ vùng mặt.

Người bệnh bị liệt mặt ngoại biên mức độ nặng nếu không được điều trị và hướng dẫn đúng cách sẽ dẫn đến nhưng biến chứng nặng nề như xuất hiện dấu giật ở mặt (tic), viêm loét giác mạc, liệt cứng....

Điều trị thường phải kết hợp nhiều phương pháp:

· Điều trị nội khoa: các nhóm thuốc ức chế tình trạng viêm (corticoid); nhóm kháng virus, nhóm thuốc giãn mạch (trong trường hợp tổn thương do co mạch máu nuôi), nhóm thuốc tái tạo bao myelin (bao quanh sợi trục thần kinh) và nhóm tăng dẫn truyền thần kinh.

· Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật giải phóng dây thần kinh trong ống thần kinh mặt do viêm tai, phẫu thuật vùng bị u chèn ép,...

· Kết hợp với y học cổ truyền: 💢 Châm cứu/ Cấy chỉ các huyệt vùng mặt như: Dương bạch, Thái dương, Toán trúc, Ty trúc không, Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Nhân trung, Thừa tương... Có thể gia thêm huyệt Hợp cốc đối bên liệt. 💢 Kết hợp dùng thuốc có nguồn gốc thảo dược: hồng hoa, xích thược, kê huyết đằng, hoàng kỳ, kim ngân hoa,… 💢 Bên cạnh châm cứu và dùng thuốc, xoa bóp và tập vận động cơ vùng mặt cũng đóng vai trò quan trọng cho tiến trình hồi phục sau liệt mặt. Việc điều trị phải liên tục và kiên trì trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, một bộ phận người bệnh vì tính chất công việc nên không thể đến cơ sở y tế mỗi ngày để điều trị.

· Hiện tại có một phương pháp điều trị mới, an toàn, hiệu quả và phù hợp với người bận rộn. Đó là phương pháp cấy chỉ điều trị.

· Cấy chỉ là một phương pháp nhu châm hiệu đang được áp dụng rộng rãi ngày nay, người châm sẽ đưa sợi chỉ tự tiêu vào huyệt và tạo hiệu quả lên huyệt đó.

· Tùy loại chỉ được cấy vào huyệt có độ tan lâu hay nhanh mà sẽ có liệu trình cấy nhất định, ví dụ như chỉ PDO thường có thời gian tan là 10 – 20 ngày nên người bệnh sẽ được chỉ định cấy lại sau 1 – 2 tuần. Cấy chỉ có tác dụng giống như hào châm và có thêm tác dụng riêng của cấy chỉ. Người bệnh sẽ được cấy chỉ kết hợp với những phương pháp tự tập luyện cơ vùng mặt, mắt, miệng để có thể hồi phục tốt nhất và tránh những biến chứng nặng nề. ☀️ Để được tư vấn và khám bệnh, vui lòng đăng ký khám tại phòng khám Bình Phú

135 phường 42 phường 10 quận 6 TPHCM. ⏰ Thời gian khám bệnh

từ thứ Hai đến thứ Sáu: 18h00 - 20h30

thứ Bảy – chủ nhật: 08h00 - 12h00.


Liệt dây thần kinh số 7
Liệt dây thần kinh số 7

bottom of page