top of page
Phòng khám Bình Phú

Y học cổ truyền trong điều trị mất ngủ

Updated: May 1

Rối loạn giấc ngủ kéo dài làm khiến quá trình khôi phục sức khỏe không được đầy đủ làm cho người bệnh thường xuyên thấy mệt nhọc, yếu đuối, và những triệu chứng khác như bần thần, chóng mặt, hay quên, buồn bã, bi quan, chán ăn, suy nhược thần kinh…


Có thể phân ra 2 nhóm nguyên nhân gây mất ngủ:

1. Mất ngủ do sinh hoạt :

- Do hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích...

- Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.

- Do căng thẳng lo âu nhiều trong học tập, làm việc, trong cuộc sống hàng ngày.

- Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.

Ngoài ra, theo sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người, chu kỳ thức ngủ sẽ thay đổi dần theo tuổi tác. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc.

2. Mất ngủ do nguyên nhân bệnh lý :

- Do dùng thuốc để điều trị bệnh: Như các thuốc điều trị đau đầu có chứa cafein, thuốc chống viêm như corticoide, thuốc lợi tiểu v.v...

- Do bệnh lý: Các bệnh lý gây mất ngủ như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng, đau do Zona, đau do kích thích thần kinh, đau trong bệnh khớp xương v.v... Việc điều trị phải chú ý vào nguyên nhân gây bệnh.

- Do loạn tâm thần chức năng hoặc thực thể, hoặc do trầm cảm.


Điều trị chứng mất ngủ

1. Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ:

Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc... Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.

2. Vệ sinh giấc ngủ :

Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v...

3. Dùng thuốc ngủ, kết hợp với dùng thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh:

Theo y học cổ truyền (YHCT), việc điều trị cũng theo các nguyên tắc như trên, ngoài thuốc, YHCT còn có các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, dưỡng sinh để giúp cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn.

Thuốc

Không dùng thuốc:

  • Dưỡng sinh: Tập các động tác như thư giãn, thở 4 thì, động tác tam giác, xoa đầu mặt cổ, bấm huyệt (Xoa, day, bấm huyệt Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao)….

  • Thực dưỡng

  • Xoa bóp bấm huyệt

  • Châm cứu (đầu châm, nhĩ châm)

  • Cấy chỉ được ưu tiên chỉ định cho những người mất ngủ lâu ngày hoặc không có điều kiện đến bệnh viện châm cứu hằng ngày. Phương pháp cấy chỉ có thể thực hiện từ 5 – 8 lần mỗi liệu trình, hiệu quả kéo dài và liên tục hơn so với châm cứu thông thường.




HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP DỮƠNG SINH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ


Động tác THƯ GIÃN



TƯ THẾ: Nằm che mắt, nơi yên tĩnh

Bước 1: Ưc chế ngũ quan Bước 2: Tự nhủ cho cơ mềm ra, giãn ra; từng nhóm cơ, từ trên mặt xuống dần đến ngón chân, một cách từ từ chắc chắn. Toàn thân nặng xuống ấm lên. Bước 3: Theo dõi hơi thở 10 lần, thở thật êm, nhẹ, đều, nông.

TÁC DỤNG: Luyện qúa trình ức chế của hệ thần kinh, luyện nghỉ ngơi chủ động.




Động tác THỞ 4 THỜI CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN


TƯ THẾ: Nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông, cao khoảng 5-8 cm vừa sức, tay trái để trên bụng, tay phải để trên ngực; nhắm mắt, chú ý vào việc tập thở.

  • Thời 1: Hít vào tối đa, ngực nở bụng phình và căng (3”- 6”); (Hít ngực bụng nở).

  • Thời 2: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách cố gắng hít thêm, lồng ngực vẫn giữ nguyên ở tình trạng nở tối đa, bụng vẫn phình căng cứng, đồng thời giơ một chân giao động qua lại 4 cái, rồi hạ chân. (3”-6”); (Giữ hơi hít thêm).

  • Thời 3: Thở ra thoải mái tự nhiên, để lồng ngực và bụng tự nhiên hạ xuống, không kềm không thúc. (3”-6”) (Thở không kềm thúc)

  • Thời 4: Thư giãn chân tay mềm giãn. (3”-6”); (Nghỉ nặng ấm thân) chuẩn bị trở lại thời một, hít vào.

TÁC DỤNG: Luyện tổng hợp hô hấp, tuần hoàn và thần kinh; chủ yếu là luyện sự cân bằng hai qúa trình hưng phấn và ức chế.


Động tác TAM GIÁC

TƯ THẾ:

  • Nằm ngửa, hai bàn tay úp xuống đặt kế bên nhau và để dưới mông, hai chân chống lên, co gối, gót chân gần đụng mông.

  • Hít vào tối đa, giữ hơi, giao động ngả hai chân qua bên trái rồi qua bên phải, đầu gối đụng giường, đầu cổ quay về bên đối diện với đầu gối, đồng thời cố gắng hít thêm để mở thanh quản, làm từ 2 - 6 cái, rồi thở ra bằng cách co đùi vào bụng đuổi hơi ra triệt để, hạ chân xuống, nghỉ, làm 1- 3 lần.

TÁC DỤNG:

  • Vận động, tập khớp cơ vùng thắt lưng

  • Khí huyết lưu thông mạnh ở vùng bụng dưới, các huyệt quan trọng ở bụng.


Động tác NGỒI HOA SEN



TƯ THẾ:

  • Xếp bằng kép hai bàn chân bắt chéo, lòng bàn chân ngửa lên trên. Nếu không ngồi được thì ngồi nửa hoa sen (xếp bằng đơn).

  • Hít vào tối đa, giữ hơi mở thanh quản (bằng cách hít thêm), đồng thời giao động thân qua lại 2-6 lần, thở ra triệt để và quay mặt nhìn ra phía sau bên trái, rồi đổi bên; làm từ 2-4 lần.

TÁC DỤNG:

  • Phần lớn các khớp ở chi dưới giãn ra; tập cột sống thẳng.

  • Ở tư thế này dễ luyện tập trung tinh thần

CHỈ ĐỊNH: Đau các khớp chi dưới; trạng thái lo lắng. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Viêm khớp chi dưới giai đoạn cấp.

bottom of page